Đổi mới cách đánh giá HS tiểu học

  1. Triển khai mô hình trường học mới

          2.1. Đổi mới cách đánh giá

– Đánh giá HS được thực hiện theo nguyên tắc vì sự tiến bộ của HS, không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho GV, HS và cha mẹ HS…; đánh giá ngay trong quá trình học tập, đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, phát huy hết nội lực, tiềm năng của từng HS.

– Nội dung đánh giá toàn diện

– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn để lãnh đạo nhà trường và giáo viên hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của việc đổi mới đánh giá HS.

– Triển khai cho GV đánh giá HS (về học tập và hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất) trong suốt quá trình học tập, rèn luyện của HS; tổ chức cho HS được tự đánh giá và nhận xét, góp ý cho bạn trong quá trình học tập, rèn luyện. Tổ chức giúp đỡ PHHS có điều kiện tham gia đánh giá HS.

– BGH đồng hành cùng GV trong đánh giá HS, giúp đỡ, hỗ trợ GV trong đánh giá HS.

– Thực hiện đổi mới PP dạy, đổi mới PP học, đổi mới tổ chức lớp học để thực hiện đổi mới đánh giá có hiệu quả.

          2.2. Đổi mới cách tổ chức lớp học

Tổ chức lớp học được thay đổi đó chính là Hội đồng tự quản HS (Hội đồng tự quản là của HS, hoạt động vì HS).

– Mỗi lớp học thành lập một HĐTQ, có chủ tịch HĐTQ và các phó chủ tịch HĐTQ, các trưởng, phó ban

– HĐTQ được thành lập dưới sự hướng dẫn của GV, phụ huynh, HS tự thành lập HĐTQ

– Hoạt động của HĐTQ: HS chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, học tập, sinh hoạt

          2.3. Đổi mới sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng trong quá trình GD

          Cha mẹ HS trở thành một trong những chủ thể của quá trình GD. Cùng với cộng đồng CMHS không chỉ xây dựng môi trường GD trong gia đình, xã hội, đóng góp các nguồn lực đảm bảo hoạt động giáo dục con em đạt chất lượng mà còn trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ con em thực hiện hoạt động học.

Điểm mới lớn nhất trong mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và XH trong quá trình GDHS đó là sự chủ động, cộng đồng trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, hợp tác, chia sẽ.

Sự đổi mới này được thể hiện qua việc thực hiện trách nhiệm của các môi trường giáo dục (nhà trường, gia đình, cộng đồng).

 

 

 

NỘI DUNG 1: NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC

 

– Đổi mới hoạt động quản lí trường TH theo mục tiêu thực hiện quyền tự chủ của nhà trường, của GV

– Tổ chức các hoạt động GD theo chương trình GDPT cấp TH do BGDĐT ban hành; hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho mỗi HS; tổ chức nội dung GD địa phương; thường xuyên cập nhật những đổi mới của ngành; lựa chọn SGK và các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong nhà trường theo hướng dẫn của BGDĐT

– Chủ động xây dựng và giải trình về kế hoạch hoạt động GD của nhà trường; chủ động về thời gian, sắp xếp các nguồn lực thực hiện kế hoạch GD trên cơ sở phát huy quyền tự chủ, dân chủ, tính chủ động, sáng tạo của công chức, viên chức và người lao động, HS và CMHS

– Xây dựng nhà trường “mở”

– Tham gia thực hiện PCGD, XMC. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em bỏ học đến trường

– Tổ chức đánh giá và xét công nhận HTCTGDT

– Quản lí công chức, viên chức, HS; quản lí, sử dụng đất đại, CSVC, trang thiết bị, tài chánh theo qui định của PL

– Tổ chức cho đội ngũ tham gia các hoạt động XH

– Thực hiện KĐCLGD

– Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo qui định của PL.

 

NỘI DUNG 2: TRƯỜNG TH HOẠT ĐỘNG THEO HƯỚNG MỞ

 

Trường TH xây dựng theo hướng “mở” nghĩa là:

  • “Mở” về mục tiêu
  • “Mở” về nội dung hoạt động
  • “Mở” về không gian, thời gian
  • “Mở” về hoạt động học
  • “Mở” về đối tượng tham gia hoạt động GD

 

NỘI DUNG 3: XÂY DỰNG TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, GIÁ TRỊ CỐT LÕI

 

Để nhà trường phát triển, hiệu trưởng cần xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường

  • Tầm nhìn tập trung vào tương lai
  • Sứ mệnh tập trung và hiện tại
  • Giá trị cốt lõi là các nguyên tắc, nguyên lí nền tảng và bền vững của nhà trường

 

NỘI DUNG 4: THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM

 

– Chủ động xây dựng kế hoạch GD, xác định lĩnh vực hoạt động mình được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

– Căn cứ điều kiện, hoàn cảnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động

– Trường được quyền tự chủ sẽ có thể chủ động, sáng tạo, phát huy hết khả năng của CBQL, GV để tập trung ý chí, nguồn lực và thực hiện thành công các hoạt động.

 

NỘI DUNG 5: XÂY DỰNG VÀ GIẢI TRÌNH KẾ HOẠCH GD NHÀ TRƯỜNG

 

– Việc xây dựng và giải trình, tổ chức thực hiện kế hoạch GD nhà trường, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch GD nhà trường trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền là một trong các nhiệm vụ, trách nhiệm của hiệu trưởng trường TH

– HT xây dựng và giải trình kế hoạch của nhà trường mỗi năm học ngay từ đầu năm học, thể hiện rõ mục tiêu, nội dung phát triển chương trình GD, các hoạt động theo thời gian phù hợp; biện pháp hay nguồn lực thực hiện; người thực hiện; kết quả cần đạt trong mỗi hoạt động, phát huy quyền tự chủ, dân chủ, tính chủ động, sáng tạo của công chức, VC, HS, CMHS

– Hiệu trưởng chịu trách nhiệm và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GD của nhà trường; huy động các nguồn lực; Hàng tháng rà soát kết quả thực hiện; điều chỉnh, bổ sung, đề xuất giải pháp phù hợp khi cần thiết