THÔNG BÁO DANH MUC LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1

Tên file: BAO-CAO-TONG-KET-NAM-HOC-2019-2020.pdf
Tải về

BAO CAO TONG KET NAM HOC 2019-2020THÔNG BÁO CHON SACH GIAO KHOA LOP 1¬¬¬¬¬ PHÒNG GD & ĐT THỦ THỪA CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG THUẬN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /KH-THLT Long Thuận, ngày 16 tháng 6 năm 2020

KẾ HOẠCH
Kiểm tra định kỳ và nghiệm thu bàn giao chất lượng học sinh cuối học kỳ II
Năm học 2019 – 2020

Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học (Thông tư 30) và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 v/v Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư 22) và văn bản số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Thông tư Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Thực hiện công văn số 426/PGDĐT ngày 10/4/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019-2020.
Thực hiện công văn số 596/PGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2020 V/v hướng dẫn kiểm tra định kì giữa học kì II, cuối năm học 2019-2020 cấp tiểu học
Trường tiểu học Long Thuận xây dựng kế hoạch kiểm tra cuối học kì II năm học 2019 – 2020 cụ thể như sau:
1. Việc kiểm tra định kì giữa học kì II và cuối năm học 2019-2020 cấp tiểu học do hiệu trưởng trường sắp xếp lịch cho phù hợp với kế hoạch năm học.
2. Đề kiểm tra: Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện (phân công soạn và duyệt đề) với các yêu cầu sau:
– Thực hiện theo Thông tư 30 và Thông tư 22;
– Đảm bảo theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng khối lớp;
– Chính xác, khoa học và đánh giá được kết quả thực chất của học sinh.
3. Việc coi, chấm bài kiểm tra định kì cuối năm học và nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.
a) Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4: Giáo viên chủ nhiệm ra đề kiểm tra, coi, chấm bài kiểm tra.
Về việc bàn giao: Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với giáo viên sẽ nhận học sinh vào năm học tiếp theo về những nét nổi bật hoặc hạn chế cuả học sinh, bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo Quy định tại khoản 2 điểm a Điều 15 của văn bản số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Thông tư Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
b) Đối với học sinh khối lớp 5:
– Tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì cuối năm học cho cả khối; tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường trung học cơ sở trên cùng địa bàn; Giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh, bàn giao cho nhà trường theo Quy định tại khoản 2 điểm b Điều 15 của văn bản số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Thông tư Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Kiểm tra định kì cuối năm học 2019-2020 là việc làm bình thường nhằm đánh giá chất lượng dạy học. Do đó, giáo viên không tạo áp lực cho cha mẹ học sinh và các em học sinh trước khi kiểm tra. Trong khi kiểm tra, giáo viên tổ chức cho học sinh làm dưới dạng một bài kiểm tra bình thường, nhẹ nhàng, không gây căng thẳng.
Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với hiệu trưởng nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh theo Quy định khoản 2 điểm b Điều 10 của văn bản số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Thông tư Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Công tác nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh thực hiện theo khoản 3 điều 15 của văn bản số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Thông tư Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
4. Đối với các môn kiểm tra cần bám sát những Quy định tại khoản 2 điểm b Điều 10 văn bản số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 của Thông tư Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học, cụ thể đối với từng môn cần lưu ý:
4.1. Môn Toán:
4.1.1. Thời gian làm bài:
– Lớp 1: 35 phút
– Lớp 2, 3, 4, 5: 40 phút
4.1.2. Mức độ và mạch kiến thức, kỹ năng:
a) Đối với lớp 1:
– Số học khoảng 90%
– Hình học khoảng 10%.
Tỉ lệ các mức:
– Mức 1: Nhận biết: khoảng 30% (3 câu);
– Mức 2: Thông hiểu: khoảng 30% (3 câu);
– Mức 3: Biết vận dụng giải quyết những vấn đề quen thuộc: khoảng 30% (3 câu);
– Mức 4: Vận dụng giải quyết vấn đề mới: khoảng 10% (1 câu).
b) Đối với lớp 2,3:
– Số học khoảng 70%
– Đại lượng và đo đại lượng khoảng 13%
– Hình học khoảng 17%.
Tỉ lệ các mức:
– Mức 1: Nhận biết: khoảng 30% (3 câu)
– Mức 2: Thông hiểu: khoảng 30% (3 câu)
– Mức 3: Biết vận dụng giải quyết những vấn đề quen thuộc: khoảng 30% (3 câu).
– Mức 4: Vận dụng giải quyết vấn đề mới: khoảng 10% (1 câu).
c) Đối với lớp 4,5:
– Số học khoảng 67%
– Đại lượng và đo đại lượng khoảng 23%
– Hình học khoảng 10%.
Tỉ lệ các mức:
– Mức 1: Nhận biết: khoảng 20% (2 câu)
– Mức 2: Thông hiểu: khoảng 30% (3 câu)
– Mức 3: Biết vận dụng giải quyết những vấn đề quen thuộc: khoảng 30% (3 câu)
– Mức 4: Vận dụng giải quyết vấn đề mới: khoảng 20% (2 câu).
4.1.3. Ra đề kiểm tra theo ma trận
Khung ma trận, mỗi ô trong khung nêu: Mạch kiến thức, kĩ năng cần đánh giá; số câu, số điểm; các mức; tổng số câu, số điểm.
(Tham khảo tài liệu tập huấn hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học môn Toán theo Thông tư 22.)
4.2. Môn Tiếng Việt:
Kiểm tra định kì có 2 bài kiểm tra: Đọc, viết, bao gồm:
+ Bài kiểm tra đọc: (10 điểm).
+ Bài kiểm tra viết: (10 điểm).
Điểm kiểm tra định kì môn Tiếng Việt (điểm chung) là trung bình cộng cuả 2 bài kiểm tra Đọc, Viết quy về thành 10 (chia số điểm thực tế cho 2) và được làm tròn 0,5 thành 1. Ví dụ: điểm thực tế của 2 bài kiểm tra Đọc, Viết là 19, quy về thang điểm 10 (9,5 làm tròn số thành 10).
4.2.1. Thời gian làm bài: khoảng 35-40 phút
4.2.2. Mức độ và mạch kiến thức, kỹ năng:
a) Đối với lớp 1:
– Mức 1: Nhận biết: khoảng 30%;
– Mức 2: Thông hiểu: khoảng 40%;
– Mức 3: Biết vận dụng giải quyết những vấn đề quen thuộc: khoảng 20%;
– Mức 4: Vận dụng giải quyết vấn đề mới: khoảng 10%.
b) Đối với lớp 2,3:
– Mức 1: Nhận biết: khoảng 20%;
– Mức 2: Thông hiểu: khoảng 30%;
– Mức 3: Biết vận dụng giải quyết những vấn đề quen thuộc: khoảng 30%;
– Mức 4: Vận dụng giải quyết vấn đề mới: 20%.
c) Đối với lớp 4,5:
– Mức 1: Nhận biết: khoảng 20%;
– Mức 2: Thông hiểu: khoảng 30%;
– Mức 3: Biết vận dụng giải quyết những vấn đề quen thuộc: khoảng 30%;
– Mức 4: Vận dụng giải quyết vấn đề mới: khoảng 20%.
4.2.3. Ra đề kiểm tra theo ma trận
Khung ma trận, mỗi ô trong khung nêu: Mạch kiến thức, kĩ năng cần đánh giá; số câu, số điểm; các mức; tổng số câu, số điểm.
(Tham khảo tài liệu tập huấn hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học môn Tiếng Việt theo Thông tư 22).
4.3. Môn Khoa học, Lịch sử & Địa lý:
4.3.1.Thời gian làm kiểm tra: từ 35 đến 40 phút.
4.3.2. Khoa học: gồm 12 câu hỏi, trong đó: 20% tự luận, 80% trắc nhiệm.
* Mức độ và mạch kiến thức, kỹ năng:
– Mức 1+2: Nhận biết, thông hiểu: khoảng 60%;
– Mức 3: Biết vận dụng giải quyết những vấn đề quen thuộc: khoảng 30%;
– Mức 4: Vận dụng giải quyết vấn đề mới: khoảng 10%.
*Ra đề kiểm tra theo ma trận
Khung ma trận, mỗi ô trong khung nêu: Mạch kiến thức, kĩ năng cần đánh giá; số câu, số điểm; các mức; tổng số câu, số điểm.
(Tham khảo tài liệu tập huấn hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học môn Khoa học theo Thông tư 22).
4.3.3.Lịch sử & Địa lý: bài kiểm tra mỗi phân môn chiếm 50% số lượng kiến thức của môn. Gồm 10 câu, trong đó: Lịch sử 5 câu, Địa lý 5 câu (tự luận khoảng 40%, trắc nghiệm khoảng 60%).
* Mức độ và mạch kiến thức, kỹ năng:
– Mức 1: Nhận biết: khoảng 30%;
– Mức 2: Thông hiểu: khoảng 40%;
– Mức 3: Biết vận dụng giải quyết những vấn đề quen thuộc: khoảng 20%;
– Mức 4: Vận dụng giải quyết vấn đề mới: khoảng 10%.
* Ra đề kiểm tra theo ma trận
Khung ma trận, mỗi ô trong khung nêu: Mạch kiến thức, kĩ năng cần đánh giá; số câu, số điểm; các mức; tổng số câu, số điểm.
(Tham khảo tài liệu tập huấn hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học môn Lịch sử & Địa lý theo Thông tư 22).
4.3.4. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn:
– Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
– Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
– Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
– Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
– Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
– Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
– Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
– Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
– Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
– Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
– Hạn chế đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
4.3.5. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận:
– Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
– Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
– Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
– Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
– Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
– Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
– Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin.
4.4. Môn Tin học:
4.4.1. Thời gian làm bài kiểm tra: 35 phút
Bài kiểm tra tin học gồm 40% thời gian cho bài tập lý thuyết và 60% cho bài tập thực hành.
* Mức độ và mạch kiến thức, kỹ năng:
a) Đối với lớp 3:
– Mức 1: Nhận biết: khoảng 15%;
– Mức 2: Thông hiểu: khoảng 25%;
– Mức 3: Biết vận dụng giải quyết những vấn đề quen thuộc: khoảng 30%;
– Mức 4: Vận dụng giải quyết vấn đề mới: khoảng 30%.
b) Đối với lớp 4:
– Mức 1: Nhận biết: khoảng 20%;
– Mức 2: Thông hiểu: khoảng 20%;
– Mức 3: Biết vận dụng giải quyết những vấn đề quen thuộc: khoảng 30%;
– Mức 4: Vận dụng giải quyết vấn đề mới: khoảng 30%.
c) Đối với lớp 5:
– Mức 1: Nhận biết: khoảng 30%;
– Mức 2: Thông hiểu: khoảng 10%;
– Mức 3: Biết vận dụng giải quyết những vấn đề quen thuộc: khoảng 30%;
– Mức 4: Vận dụng giải quyết vấn đề mới: khoảng 30%.
4.4.2. Ra đề kiểm tra theo ma trận
Khung ma trận, mỗi ô trong khung nêu: Mạch kiến thức, kĩ năng cần đánh giá; số câu, số điểm; các mức; tổng số câu, số điểm.
(Tham khảo tài liệu tập huấn hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học môn Tin học theo Thông tư 22).
4.4.3. Đề kiểm tra:
– Giáo viên tin học dạy khối lớp nào thì ra đề kiểm tra cho khối lớp đó, mỗi khối chuẩn bị ba đề kiểm tra và cho tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên một trong các đề kiểm tra này;
– Đề kiểm tra bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn tin học, đề kiểm tra bao gồm hai phần: cho phần lý thuyết và cho thực hành;
– Khuyến khích ra đề kiểm tra lý thuyết dưới dạng trắc nghiệm, có thể sử dụng các phần mềm tạo trắc nghiệm để chuẩn bị sẵn cho học sinh làm bài trắc nghiệm ngay trên máy tính;
– Đề kiểm tra thực hành bảo đảm có nhiều dạng bài tập từ cơ bản (thực hành theo mẫu cho sẵn) đến nâng cao (thực hành sáng tạo).
4.5. Môn tiếng Anh:(tăng cường tiếng Anh- tiếng Anh tự chọn – tiếng Anh đề án): hiệu trưởng nhà trường chủ động sắp xếp thời gian kiểm tra cuối năm học.
4.5.1. Thời gian làm bài kiểm tra: 35 phút
a)Tiếng tăng cường lớp 1,2 giáo trình Phonics:
Văn phòng VPBox sẽ gửi bài kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra cuối năm học của các trường tham gia giảng dạy.
b)Tiếng Anh tự chọn và tiếng Anh theo đề án: Mức độ và mạch kiến thức, kỹ năng:
– Mức 1: Nhận biết: khoảng 5%;
– Mức 2: Thông hiểu: khoảng 40%;
– Mức 3: Biết vận dụng giải quyết những vấn đề quen thuộc: khoảng 40%;
– Mức 4: Vận dụng giải quyết vấn đề mới: khoảng 15%.
c) Tỉ lệ ra đề kiểm tra đối với các khối lớp
– Lớp 3:
+ Listening: 16 câu (40%)
+ Reading : 8 câu ( 20%)
+ Writing: 8 câu ( 20%)
+ Speaking: 8 câu ( 20%)
– Lớp 4:
+ Listening: 14 câu (35%)
+ Reading : 10 câu ( 25%)
+ Writing: 8 câu ( 20%)
+ Speaking: 8 câu ( 20%)
– Lớp 5:
+ Listening: 10 câu (25%)
+ Reading : 10 câu ( 25%)
+ Writing: 10 câu ( 25%)
+ Speaking: 10 câu ( 25%)
Lưu ý: đối với lớp 4:
– Phần nghe giao động từ 30% – 35% nên nếu giáo viên thiết kế 30% thì 12 câu, nếu 35% thì 14 câu.
– Phần đọc và viết giao động từ 45%-50% nên nếu giáo viên thiết kế 45% thì 18 câu, nếu 50% thì 20 câu.
4.5.2. Ra đề kiểm tra theo ma trận
Khung ma trận, mỗi ô trong khung nêu: Mạch kiến thức, kĩ năng cần đánh giá; số câu, số điểm; các mức; tổng số câu, số điểm.
(Tham khảo tài liệu tập huấn hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học môn tiếng Anh theo Thông tư 22).
Lưu ý chung:khi đánh giá giáo viên cần tham khảo bảng tham chiếu chuẩn đánh giá cuối năm học môn tiếng Anh của từng khối lớp theo tài liệu hướng dẫn của Thông tư 22.
6. Thời gian:
– Giáo viên Chủ nhiệm nộp đề kiểm tra cho TKT duyệt trước ngày 25/6/2020, TKT tập hợp nộp cho BGH hạn cuối ngày 30/6/2020 cho thầy Tiếp tại văn phòng. ( Bằng văn bản trước và Email sau khi đã duyệt).
– Tin học và Tiếng Anh: kiểm tra từ 29/06/2020 đến 03/7/2020 theo thời khóa biểu của từng lớp, ( Nộp đề kiểm tra trước ngày 25/6/2020)
– Khoa học; Lịch sử và địa lí: 06/7/2020. GVCN coi và chấm kiểm tra.
– Kiểm tra Tiếng việt :
+ Đọc tiếng và Đọc hiểu: 7/7/2020. Buổi chiều chấm kiểm tra
+ Viết: sáng: 8/7/2020. Chiều: 8/7/2020: Chấm kiểm tra Tiếng việt.
– Kiểm tra môn Toán: Sáng: 9/7/2020. Chiều: 9/7/2020: Chấm kiểm tra môn Toán; lên thống kê báo cáo.
– Ngày 10/7/2020: buổi sáng, xét học sinh được khen thưởng ở lớp (có biên bản). Buổi chiều 13h-30 xét học sinh HTCT trình lớp học và chưa HTCT, xét khen thưởng và thống nhất quà khen thưởng; Lớp 5 xét HTCTTH (lập biểu mẫu 1) và hoàn chỉnh hồ sơ HS lớp 5 (lập mẫu 3) và bàn giao chất lượng giáo dục.
*Lưu ý: – Khối 5 tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì cuối năm học cho cả khối.
– Lịch phân công coi kiểm tra, chấm kiểm tra có quyết định đính kèm.
7. Nghiệm thu và bàn giao chất lượng:
7.1. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh nhằm đảm bảo tính khách quan và trách nhiệm của giáo viên về kết quả đánh giá học sinh; giúp giáo viên nhận học sinh vào năm học tiếp theo có đủ thông tin cần thiết để có kế hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả.
7. 2. Hiệu trưởng chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh:
a) Đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4: giáo viên chủ nhiệm trao đổi với giáo viên sẽ nhận học sinh vào năm học tiếp theo về những nét nổi bật hoặc hạn chế của học sinh, bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư 22/2016 của BGD&ĐT;
b) Đối với học sinh lớp 5: tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì cuối năm học cho cả khối; tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường trung học cơ sở trên cùng địa bàn; giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh, bàn giao cho nhà trường.
8. Tổ chức thực hiện:
Các tổ khối trưởng triển khai đến các thành viên trong nhà trường nắm và thực hiện nghiêm túc nội dung trong kế hoạch.
Hiệu trưởng trường THCS Mỹ Lạc, THCS Long Thạnh cử giáo viên tham gia coi và chấm bài kiểm tra của học sinh khối 5 môn Toán và Tiếng việt theo lịch.
Trên đây là kế hoạch kiểm tra cuối học kỳ II và nghiệm thu bàn giao chất lượng năm học 2019-2020 của Trường Tiểu học Long Thuận./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
– HT (b/c);
– HT trường THCS Long Thạnh (p/h);
– Các TKT (thực hiện);
– Lưu VT.
Nguyễn Thị Lệ Nương