PHÒNG GD & ĐT THỦ THỪA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH LONG THUẬN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /KH-THLT Long Thuận, ngày 01 tháng 11 năm 2019
BÁO CÁO
Kết quả 02 năm triển khai thực hiện Đề án Phát triển văn hóa đọc
trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Phần thứ nhất
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
I. Công tác chỉ đạo triển khai
II. Kết quả triển khai thực hiện
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” ban hành theo Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
– Ngay từ đầu năm học nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo về công tác thư viện gồm đồng chí Nguyễn Văn Tiếp, Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, đồng chí nhân viên phụ trách thư viện làm phó trưởng ban, các thành viên gồm có: đại diện BCH Công đoàn, Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội, các tổ khối trưởng chuyên môn và các em trưởng ban thư viện các lớp.
– 13/13 lớp thành lập được ban thư viện: Các em trong Ban thư viện tổ chức cho các bạn đọc sách vào giờ quy định của nhà trường, hướng dẫn các bạn viết cảm nhận sau khi đọc xong một cuốn sách, tổ chức thiệu sách và đánh giá, nhận xét, quản lý mượn trả sách của các bạn trong lớp, hướng dẫn và nhắc nhở các bạn trong lớp sắp xếp sách sau khi đọc, ….
2. Kết quả thực hiện kế hoạch triển khai Đề án đã được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.
– Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng tháng trong năm học phân công công việc cho từng thành viên.
– Tổ công tác thư viện được phân công cụ thể, rõ việc cho từng thành viên. Hiệu trưởng theo dõi tiến độ công việc thực hiện trong từng tháng, từng học kỳ nhằm đánh giá rút kinh nghiệm về công tác tổ chức.
– Các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện được triển khai cụ thể tại Hội nghị giao ban tuần và họp trường hàng tháng.
– Phân lịch đọc sách cho học sinh tại thư viện vào các buổi chiều hàng tuần. Học sinh chủ động đọc sách báo theo sự hướng dẫn quản lý của cán bộ thư viện.
3. Chỉ số phát triển văn hóa đọc (có phụ lục kèm theo) và đánh giá các chỉ tiêu đạt được so với mục tiêu Đề án đặt ra.
(Thời điểm báo cáo từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 11 năm 2019; đối với cơ sở giáo dục báo cáo theo năm học 2017 – 2018 và 2018 – 2019).
III. Đánh giá
1 . Thuận lợi, khó khăn
– Nhà trường có một thư viện với tổng số 4875 bản sách, 1577 đầu sách các loại. Thư viện được trang trí đẹp, khoa học, các loại sách báo được sắp xếp theo danh mục thuận lợi cho việc tìm kiếm.
– Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm tới công tác thư viện.
– Tại mỗi lớp học đều có một tủ sách lớp học với rất nhiều đầu sách có giá trị và phù hợp với lứa tuổi của các em. Hiện nay, đã xây dựng được 13/13 thư viện lớp học. Mỗi tủ sách lớp học có khoảng 15 đầu sách với khoảng từ 75 đến 80 bản.
– Các em học sinh chăm ngoan, tự giác học tập, nhiều em ham đọc sách, truyện phục vụ cho việc học tập, giải trí.
– Ngoài thời gian đọc sách tại thư viện lớp học vào những giờ ra chơi nhiều em còn mượn sách, báo, truyện mang về nhà đọc.
2. Tồn tại, hạn chế
– Hoạt động cho giáo viên và học sinh mượn sách hàng ngày gặp những khó khăn nhất định. Hàng ngày học sinh thực hiện rất nhiều hoạt động nên thời gian dành cho việc đọc sách ngay tại thư viện không nhiều, học sinh cũng chỉ có thể mượn và đọc sách vào giờ ra chơi, sau khi tham gia các hoạt động tập thể.
– Đội ngũ cộng tác viên thư viện được thành lập kiện toàn hàng năm tuy nhiên hoạt động hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân do các em học sinh còn nhỏ tuổi. Dành nhiều thời gian cho việc học, nên có ít thời gian cho hoạt động cộng tác thư viện.
– Hàng năm do kinh phí có hạn chế nên việc bổ sung thêm sách báo và tài liệu tham khảo cho thư viện nhà trường chưa nhiều.
– Thư viện lớp học được xây dựng ở tất cả các lớp. Tuy nhiên số lượng sách được bổ sung chưa nhiều và chưa đều ở các lớp.
– Việc quyên góp sách, báo, tạp chí…từ học sinh rất ít, hầu như không có để bổ sung vào thư viện lớp học.
3. Nguyên nhân thành công và hạn chế.
Phần thứ hai
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
I. Nhiệm vụ và giải pháp hoàn thành mục tiêu năm 2020
– Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các thành viên của Tổ công tác thư viện, bố trí thời gian hợp lý để tổ công tác hoạt động hiệu quả hơn.
– Tiếp tục tuyên truyền, động viên khuyến khích học sinh tích cực xây dựng tủ sách lớp học, xây dựng cho các em ý thức “Tủ sách lớp học là tủ sách gia đình”.
– Tổ chức phát động phong trào đọc sách thường xuyên từng tuần, từng tháng, hoặc khi có sách báo, tạp chí mới nhằm tạo hứng thú cho các em, thu hút các em đến thư viện nhiều hơn.
– Tham mưu với BGH có kế hoạch khen thưởng những học sinh tham gia viết về những lợi ích mà sách đem lại. Động viên khuyến khích phong trào viết sau đọc để nâng cao hơn nữa khả năng học tập phân môn Tập làm văn.
– Tăng cường tổ chức quyên góp sách, báo tạp chí …không chỉ ở học sinh, ở cha mẹ học sinh mà cả ở những tổ chức chính trị xã hội đóng trên địa bàn. Sau quyên góp cần bố trí cán bộ phân loại tài liệu thu thập được, chỉ sử dụng những bản sách phù hợp với tiểu học, những bản sách có giá trị.
II. Đề xuất kiến nghị
1. Đối với Chính phủ
2. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan.
Trên đây là báo cáo Kết quả 02 năm triển khai thực hiện Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
– Phòng GD & ĐT Thủ Thừa;
– Lưu: VT.
Nguyễn Thị Lệ Nương